Kết hợp hai phương pháp khử khuẩn UVC và hóa chất giúp triệt tiêu vi khuẩn, robot khử khuẩn giúp giảm bớt việc lây lan dịch bệnh với khả năng đi lại linh động, có thể điều khiển từ xa hoặc lập trình sẵn cho một cung đường khử khuẩn nhất định.
Tiến sĩ Lê Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Công nghệ Phenikaa cho biết, robot khử khuẩn có thể đảm nhận nhiệm vụ hỗ trợ phòng, chống dịch tại Bắc Giang với những nhiệm vụ chính như: vận chuyển các nhu yếu phẩm, giám sát người bệnh và người được cách ly thông qua các camera theo dõi.
Robot cũng có khả năng tự hành hoàn toàn và tránh các va chạm bằng cách sử dụng công nghệ LiDAR, có tích hợp trí tuệ nhân tạo để nhận diện và nhắc nhở mọi người đeo khẩu trang, đo thân nhiệt cùng hàng loạt tính năng ưu việt khác.
Ngoài ra, Đại học Phenikaa cũng đã gửi tặng 10.000 chai nước Oresol cho đội ngũ cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch.
Các sản phẩm công nghệ cao “Make in Vietnam” như: bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19, robot khử khuẩn, robot tự hành,… hay đơn giản là những tấm chắn giọt bắn, nước oresol là những hành động thiết thực của đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhà khoa học và sinh viên Đại học Phenikaa gửi đến tâm dịch Bắc Giang.
Vân Anh
Người dân Bắc Giang sẽ được hướng dẫn khai báo y tế điện tử. Trường hợp không khai báo điện tử được, người dân cần thực hiện cuộc gọi tới số điện thoại 18001119 (miễn cước) để được các tình nguyện viên hỗ trợ khai báo y tế.
" alt=""/>Robot khử khuẩn 'Make in Vietnam' hỗ trợ phòng chống dịch CovidTheo BS. Nguyễn Thị Ngọc Hồ, Nhà sáng lập - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc TĐYT Phương Châu, để đạt chứng nhận JCI, bệnh viện đã trải qua quá trình khảo sát, đánh giá, phỏng vấn nhân viên y tế và bác sĩ tham gia hoạt động chuyên môn hàng ngày về các quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, các cách xử lý khi có tình huống khẩn cấp, các quy trình kiểm soát an toàn trong hệ thống, cách thu thập dữ liệu để có bảng thông tin dữ liệu về các chỉ số đo lường phục vụ cho việc cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Cuộc thẩm định diễn ra từ 20 - 23/9 bởi các chuyên gia y tế, các thẩm định viên với kinh nghiệm dày dặn đến từ tổ chức JCI.
“Với chúng tôi, đạt chứng nhận JCI là khởi đầu mới trong mục tiêu đem những giá trị mang tầm quốc tế phụng sự cho cộng đồng và góp phần vào sự phát triển của y tế cả nước. Từ nay, người dân tại Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước có thêm lựa chọn để được chăm sóc y tế an toàn theo chuẩn quốc tế, với cơ sở vật chất cao cấp, cùng trải nghiệm khách hàng chuẩn mực mà không cần phải di chuyển xa hay ra nước ngoài”, BS. Nguyễn Thị Ngọc Hồ cho biết.
Cũng theo vị bác sĩ: “Chứng nhận JCI là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ Phương Châu. Tôi tự hào và khẳng định những tiêu chuẩn chất lượng quốc tế này đã trở thành văn hóa của Phương Châu, nơi chúng tôi thực hành chăm sóc cho người bệnh, cho khách hàng một cách an toàn và chặt chẽ. Chúng tôi nói thật, làm thật với một chất lượng đồng bộ”.
JCI là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở chính tại thành phố Chicago, bang Illinois (Mỹ). Bộ tiêu chuẩn JCI bao gồm: 13 chương, 281 tiêu chuẩn, 1197 yếu tố đo lường, 162 chính sách, quy trình và được công nhận ở hơn 100 quốc gia trên thế giới. |
Tấn Tài
" alt=""/>Bệnh viện quốc tế Phương Châu nhận con dấu vàng chất lượng JCIBé Doãn Mạnh Dũng, con trai đầu của chị được chẩn đoán mắc bệnh tim bẩm sinh khi 7 tháng tuổi, phải làm phẫu thuật mới giữ nổi tính mạng. Con còn mắc thêm bệnh teo thực quản khiến việc ăn uống, hấp thụ chất dinh dưỡng trở nên hết sức khó khăn.
Chạy chữa khắp các bệnh viện ở tuyến Trung ương, những tưởng tình hình ổn định hơn, nào ngờ khi Dũng lên 3 tuổi, chị Hằng phát hiện con có một loạt những dấu hiệu bất thường liên quan đến phản xạ, giao tiếp. Đưa con đi khám, các bác sĩ kết luận Dũng bị điếc bẩm sinh.
Nỗi buồn về bệnh tật của con trai đầu chưa kịp nguôi ngoai thì đến tháng 4/2022, con gái thứ hai của chị Hằng là Doãn Hoàng Kiều Dung (7 tuổi) kêu đau chân, đùi và toàn thân đến mức mất ngủ nhiều ngày. Qua chọc tuỷ, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương xác định con bị ung thư máu dòng bạch cầu cấp.
Kinh tế vốn khó khăn, quanh năm dựa vào nghề nông, lúc rảnh rỗi làm lao động tự do nên thu nhập của gia đình chị không ổn định, cũng không có tích luỹ. Kể từ ngày các con mắc bệnh, vợ chồng chị Hằng theo con đi khắp nơi chữa bệnh, tiền không làm ra, cuộc sống càng thêm vất vả.
Để có tiền lo cho con, chị Hằng phải đi vay mượn khắp nơi hơn 100 triệu đồng. Số tiền như muối bỏ bể vì chi phí chữa bệnh quá lớn. Trong lúc gia đình rơi vào cảnh khốn đốn nhất thì may mắn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của bạn đọc Báo VietNamNet.
Nhận được tiền bạn đọc ủng hộ, chị Hằng xúc động: “Vợ chồng em không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn chân thành đến Quý báo cũng như các nhà hảo tâm Số tiền đối với gia đình lúc này là món quá quý giá, động viên chúng em cả về tinh thần lần vật chất, cho các con em có thêm cơ hội chữa trị".
" alt=""/>Trao hơn 43 triệu đồng đến gia đình có 2 con mắc bệnh hiểm nghèo